(NYO) - Ông Đái Duy Ban – Giáo sư – Viện sĩ - Tiến sĩ khoa học - vừa nhận lời mời làm Chủ tịch Hội đồng Khoa học của công ty Cổ phần Đầu tư Nam Dương.
Giáo sư Tiến sĩ Đái Duy Ban - Nhà nghiên cứu hàng đầu trong ngành sinh học
Giáo sư - Viện sĩ - Tiến sĩ khoa học Đái Duy Ban, nguyên là giám đốc Trung tâm nghiên cứu Hóa Sinh ứng dụng Viện Khoa học Việt Nam và Chủ tịch Hội Hóa Sinh Y học Việt Nam. Hiện ông đang là Hiệu trưởng trường Đại học Công nghệ Vạn Xuân, Viện trưởng Viện Khoa học Phát triển nhân lực kinh tế và văn hóa, Ủy viên Hội đồng Khoa học quốc tế trong Liên đoàn Hóa Sinh Lâm sàng Châu Á Thái Bình Dương, Ủy viên Hội đồng Khoa học ngành Công nghệ sinh học Việt Nam.
Ông là nhà sinh học phân tử hàng đầu có nhiều công trình nghiên cứu về sinh học phân tử nhất Việt Nam với trên 350 công trình công bố trên các tạp chí khoa học trong nước và thế giới.
Trong những năm tháng học tập và nghiên cứu sinh ở Ba Lan, ông đã nghiên cứu và tìm ra enzyme phosphatase kiềm trên niêm mạc ruột của động vật thực nghiệm. Sau ba năm, công trình của ông đã hoàn thành và được Hội đồng khoa học gồm những giáo sư uy tín nước bạn đánh giá xuất sắc, đồng ý để ông chuyển tiếp ngay Luận án Tiến sỹ khoa học. Đây là một trường hợp hiếm hoi gần như chưa có tiền lệ đối với các nghiên cứu sinh người nước ngoài khi ấy bởi theo quy định của nước bạn, từ Doktor (tiến sĩ) chuyển tiếp lên làm Doktor Habill (tiến sĩ khoa học) thông thường phải mất 10-15 năm.
Trở lại Ba Lan tháng 8.1976, ông đã cùng GS. Kaviac nghiên cứu về ung thư thực nghiệm - dòng tế bào lymphô ác tính trên chuột. Bắt đầu từ đây, ông đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực màng tế bào ung thư. Bốn năm miệt mài làm việc trong những phòng thí nghiệm, ông đã công bố hàng chục bài báo với các kết quả nghiên cứu về màng tế bào ung thư bằng tiếng Anh trên các tạp chí khoa học chuyên ngành của Đức, Nhật, Ba Lan.
Cũng trong thời gian này, ông đã phát hiện ra phân tử Calmodulin chứa ion canxi đọng lại trên màng tế bào ung thư L-1210. Khi phát hiện này được công bố, ngay lập tức ông nhận được rất nhiều lời mời làm việc kèm theo mức thu nhập "trong mơ" từ các Viện nghiên cứu khoa học của nhiều nước. Bên cạnh đó, nhiều nhà khoa học ở khắp nơi trên thế giới đã gửi thư chúc mừng và đề nghị được ông chia sẻ những thông tin về nghiên cứu trên. Giáo sư Phó viện trưởng Viện Nenxiki - Ba Lan đã đề nghị ông để cuốn luận văn dày hơn 200 trang viết bằng tiếng Anh của ông cho Viện lưu trữ.
Thành quả lớn nhất trong sự nghiệp nghiên cứu của ông là việc cho ra đời chế phẩm Cadef, có tác dụng nâng cao thể trạng, tăng cường hệ miễn dịch, hạn chế những tác nhân có hại cho bệnh nhân ung thư. Đó là thành quả của gần 20 năm thử nghiệm trên hàng nghìn con chuột. Ông tâm sự: “Đi theo hướng các nước đang đi, suốt đời chúng ta chỉ theo sau. Nếu dùng hóa chất - tia xạ thì rất độc cho cơ thể, gây nhiều phản ứng phụ như rụng tóc, suy thận… và đặc biệt rất tốn tiền, mỗi lần điều trị hóa chất thường không dưới 20 triệu đồng. Đi theo hướng dược liệu, chúng ta sẽ tận dụng được kinh nghiệm của ông cha”.
Ngoài ra, ông và các nhà khoa học uy tín trong nước đã nghiên cứu phát hiện mới loài đông trùng hạ thảo Isaria cerambycidae N.S.P. Xác định một số hoạt chất sinh học của đông trùng hạ thảo và phát triển nhân nuôi thành công đông trùng hạ thảo BVM-VN tại Việt Nam.
Ông đã nghiên cứu ra hơn 17 chế phẩm thuốc phục vụ cho sức khỏe người dân, cho ra mắt hơn 105 cuốn sách về y học và 305 công trình được dịch ra nhiều thứ tiếng trên toàn thế giới.
Trải nghiệm thực tế với thiết bị xét nghiệm chẩn đoán ban đầu Boditech
Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng Khoa học của công ty Cổ phần Đầu tư Nam Dương, sáng ngày 13/04/2013, Giáo sư Đái Duy Ban đã có buổi làm việc trực tiếp với bộ phận Thiết bị Y tế Boditech tại văn phòng Nam Dương.
Giáo sư đã được nhân viên thuộc bộ phận Thiết bị Y tế Boditech tiến hành lấy máu làm xét nghiệm, với các thiết bị xét nghiệm chẩn đoán ban đầu I - CHROMA do công ty Boditech Hàn Quốc nghiên cứu và sản xuất. Chỉ trong vòng một tiếng, Giáo sư đã được các kỹ thuật viên xét nghiệm 22 chỉ tiêu trên máy và đưa ra kết quả nhanh chóng. Trong quá trình này, Giáo sư đã có cơ hội tìm hiểu nguyên lý hoạt động cũng như tính năng của các thiết bị xét nghiệm chẩn đoán ban đầu Boditech.
Ông cho biết “Thiết bị xét nghiệm chẩn đoán ban đầu I - CHROMA là một hệ thống chẩn đoán miễn dịch huỳnh quang, cung cấp kết quả định lượng nhanh chóng, trong vòng từ 3 – 5 phút. Thiết bị xét nghiệm gọn gàng, dễ dàng di chuyển trong quá trình làm việc hoặc những trường hợp cấp cứu khẩn cấp. Thao tác thực hiện đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng, cho kết quả chính xác trong thời gian ngắn nhất. Đặc biệt, kết quả xét nghiệm không quá phụ thuộc vào nhiệt độ phòng, mặt khác, lượng máu lấy ra để xét nghiệm rất ít, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người xét nghiệm ”.
Theo Giáo sư Đái Duy Ban, với những lợi thế như nhỏ gọn, dễ dàng trong thao tác, cho kết quả xét nghiệm nhanh chóng và chính xác thì thiết bị xét nghiệm chẩn đoán ban đầu I - CHROMA rất phù hợp với nền kinh tế xã hội nước ta hiện nay, phù hợp với sứ mạng của ngành y tế Việt Nam “Mang dịch vụ y tế đến gần người dân”.
Dưới đây là một số hình ảnh về buổi làm việc giữa Giáo sư Đái Duy Ban với bộ phận Thiết bị Y tế Boditech:
Kỹ thuật viên y tế tiến hành lấy máu Giáo sư Đái Duy Ban để xét nghiệm
Thao tác thực hiện đơn giản, nhanh chóng và lượng máu lấy ra xét nghiệm chỉ cần rất ít, không ảnh hưởng đến sức khỏe của người xét nghiệm
Giáo sư Đái Duy Ban tìm hiểu nguyên lý hoạt động của thiết bị xét nghiệm chẩn đoán ban đầu Boditech
Ông cùng các nhân viên thuộc bộ phận Thiết bị Y tế Boditech bàn luận sôi nổi
Tú Trinh